Kiến trúc tân cổ điển – vẻ đẹp sang trọng vượt thời gian
“Đẳng cấp, sang trọng và bề thế” là những gì mà người ta nghĩ tới khi nhắc đến kiến trúc Tân Cổ Điển. Tân Cổ Điển là sự hòa quyện giữa nét tinh hoa cổ điển và sự táo bạo, mới lạ của hiện đại. Hãy cùng UAC tìm hiểu về phong cách kiến trúc sang trọng vượt thời gian này nhé!
Lịch sử hình thành của kiến trúc Tân Cổ Điển
Kiến trúc Tân Cổ Điển – Neoclassical Architecture, về cơ bản là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và hiện đại. Thuật ngữ “Tân Cổ Điển” lần đầu tiên được sử dụng vào giữa thế kỷ XVIII trong “trào lưu tân cổ điển”. Phong cách Tân Cổ Điển thuần túy là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp và các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.
Tân Cổ Điển ra đời như một “ngòi nổ” chống lại phong cách trang trí tự nhiên, “rườm rà” của kiến trúc Rococo lúc bấy giờ.
Nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Tân Cổ Điển
Nguồn gốc của kiến trúc Tân Cổ Điển xuất phát từ kiến trúc Cổ Điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Vào giữa thế kỷ 18, phong trào kiến trúc này nổ ra và có sự ảnh hưởng lớn của kiến trúc Cổ Điển, Hy Lạp cổ đại. Kiến trúc Tân Cổ Điển bắt đầu từ những năm 1750. Tân Cổ Điển là phong trào kiến trúc hồi tưởng lại kiến trúc cổ điển.
Kiến trúc Tân Cổ Điển nhấn mạnh vào những bức tường chứ không phải là về phối hợp màu sáng, tối và duy trì bản sắc riêng cho mỗi bộ phận của nó. Phong cách kiến trúc chủ yếu đơn giản hóa kiến trúc Cổ Điển, các hoa văn điêu khắc được tinh giảm, ánh sáng được tăng lên, chiều và góc nhìn được mở rộng. Vẻ đẹp của phong cách thiết kế tân cổ điển là sự kết hợp theo một tỷ lệ hoàn hảo gợi lên sự sang trọng quyền quý và cảm hứng cho không gian nhưng cũng không kém phần hiện đại và tiện nghi.
Ngay sau khi hình thành, Tân Cổ Điển đã lan rộng khắp Châu Âu và tới cả Bắc Mỹ. Đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn còn được chứng kiến những kiệt tác nổi tiếng để đời từ phong cách kiến trúc này như:
Tại Việt Nam, Tân Cổ Điển du nhập vào từ thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, các công trình Tân Cổ Điển tại Việt Nam được xây dựng đã có sự cải biên để phù hợp với khí hậu, văn hóa, và nguyên liệu xứ Đông Dương. Cũng chính từ đây, mà phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial) được ra đời. Không khó để bắt gặp kiểu kiến trúc này như: Phủ Chủ Tịch, Nhà Khách Chính Phủ…
Đặc trưng của Kiến trúc Tân Cổ Điển
Không gian lộng lẫy xa hoa
Đây có lẽ là điều dễ nhận thấy nhất trong kiểu kiến trúc này. Không gian ngoại thất và nội thất đều toát lên sự xa hoa, lộng lẫy bởi những đường nét chạm khắc tinh xảo. Bạn sẽ phải ấn tượng về hoa văn, phào chỉ độc đáo, được đắp vẽ tỉ mỉ, tinh tế. Đặc biệt, với sự chú trọng tăng sáng, chiều và góc nhìn mở rộng tạo nên sự xa hoa, lung linh. Đôi chút nào đó là hơi thở của sự nghiêm trang, quyền uy từ những thức cột của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại trong các hệ sảnh và các bức phù điêu đặc trưng.
Các loại mái thường gặp trong kiến trúc Tân Cổ Điển chính là mái Mansard dạng hình thang úp ngược kết hợp mái chóp vòm cổ điển. Đưa đến cho người ta cảm giác về với thế giới của những tòa thành đồ sộ, tráng lệ trong những câu chuyện cổ Grimm.
Bên cạnh đó, nội thất của Tân Cổ Điển cũng tạo nên sự xa hoa lộng lẫy của ngôi nhà. Phần lớn các loại vật liệu được sử dụng phải là các dòng cao cấp như: gỗ tự nhiên quý hiếm, da và đá hoa cương cao cấp… Tôn lên sự đẳng cấp, sang trọng của công trình xây dựng. Phải kể đến cả những họa tiết nổi bậc được chạm khắc trên những vách tường, sản phẩm nội thất như bàn ghế, kệ tủ, giường ngủ… Tất cả những điều đó đã thổi hồn thêm vào không gian xa hoa lộng lẫy của biệt thự tân cổ điển
Tính kế thừa và phát huy giữa cổ điển và hiện đại
Kiến trúc Tân Cổ Điển kế thừa những đường nét mang sự hoài niệm, cổ kính, uy quyền của những tòa lâu đài Cổ Điển. Không chỉ vậy, sự đăng đối trong bố cục và hình khối kiến trúc, chi tiết phào chỉ hay những đường trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ là những đặc điểm mà những ngôi biệt thự Tân cổ điển đã kế thừa từ kiến trúc cổ điển. Đó là tính kế thừa của Tân Cổ Điển.
Tuy nhiên, Tân Cổ Điển đã không đi theo “lối mòn” của kiến trúc Cổ Điển. Cụ thể, chúng ta có thể thấy đó là các chi tiết hoa văn, phào chỉ hay trang trí được giản lược, tinh tế, mộc mạc. Chỉ tập trung sâu ở một số chi tiết như mái vòm, đầu cột trụ hay hệ thống đường phào chỉ uốn lượn sắc nét. Điều này tạo nên sự thoải mái cho không gian nhưng vẫn mang nét xa hoa, lộng lẫy và uy quyền vốn có. Đặc biệt, Tân Cổ Điển còn tiếp thu những cái mới cái hiện đại từ xu hướng thiết kế, nguyên vật liệu, nhu cầu của thời đại. Các công trình kiến trúc Tân Cổ Điển tại Việt Nam là minh chứng cho điều đó.
Màu sắc sử dụng trong kiểu kiến trúc này thường ưu tiên gam màu trắng sáng, Pastel nhẹ nhàng để toát lên sự sang trọng.
Tại sao nên lựa chọn biệt thự Tân Cổ Điển?
Nếu bạn là một người có tư tưởng đổi mới nhưng vẫn muốn lưu giữ những nét hoài cổ thì Tân Cổ Điển sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho không gian của bạn.
Kiến trúc Tân Cổ Điển sẽ mang lại cho bạn sự kết hợp hài hòa giữa công năng sử dụng và tính thẩm mỹ. Các thiết kế giản lược chi tiết rườm rà cổ điển không còn gò bó trong quy luật đối xứng mà đem lại sự tự do, phóng khoáng với các ô cửa lớn tận dụng ánh sáng và không gian.
Đặc biệt, bạn sẽ sở hữu ngay một không gian sang trọng, xa hoa và lộng lẫy với Tân Cổ Điển. Không gian quyền uy mà sang trọng giống như một tòa lâu đài. Đây được nhận định là kiểu kiến trúc không bao giờ “lỗi thời” bởi giới chuyên gia. Hơn nữa, chi phí xây dựng biệt thự tân cổ điển rẻ hơn so với biệt thự cổ điển.
Vì vậy, Tân Cổ Điển vẫn luôn là một lựa chọn hoàn hảo trong thiết kế hay thi công các công trình biệt thự! Hãy tham khảo thêm các xu hướng thiết kế mới nhất được cập nhật tại Longarchitect.com nhé. Xem thêm TOP 5 xu hướng thiết kế biệt thự năm 2021
☎️ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình
- Điện thoại: 0849898883
- Website: www.uac.vn
- Facebook: UAC HOUSING
- Email: uachousing@gmail.com
- Địa chỉ: 25 Bùi Ngọc Dương – Hai Bà Trưng – Hà Nội